Thứ tư, 17-04-2024 12:18 AM

Chi cục Kiểm lâm vùng II: Tăng cường lực lượng phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương

     Vườn quốc gia Cúc Phương có tổng diện tích là 22.408 ha, bao gồm: 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình. Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng. Hệ động vật gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 300 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài và hàng ngàn loài côn trùng. Hệ thực vật phong phú, các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

     Với nguồn tài nguyên vô giá đó, hàng ngày, hàng giờ luôn tiềm ẩn nguy cơ khi các đối tượng “lâm tặc” luôn tìm cách “đột nhập” khai thác trái phép nguồn lợi này. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Kiểm lâm Vườn luôn nêu cao tinh thần đề cao cảnh giác bằng việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ như: tuần tra, truy quét, cài cắm cơ sở thông tin phát hiện sớm, khoanh vùng đối tượng, tuyên truyền,… nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với diện tích rừng được gia quản lý bảo vệ. Đồng thời, hàng năm Vườn quốc gia Cúc Phương và Chi cục Kiểm lâm vùng II có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, nhiều hoạt động triển khai có hiệu quả thiết thực:  

     Tổ chức các đợt tuần tra, kiểm tra, truy quét các điểm nóng trên địa bàn Vườn quốc gia Cúc Phương và vùng giáp ranh thuộc tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình; tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tích cực phối hợp với cán bộ Kiểm lâm, chính quyền địa phương trong việc tố giác tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

                             

Hình ảnh tuần tra, kiểm tra, truy quét trên địa VQG Cúc Phương

      Trong thời gian tháng 3/2020, Chi cục Kiểm lâm vùng II thành lập 01 tổ công tác phối hợp với Hạt Kiểm lâm Cúc Phương tiến hành tuần tra, kiểm tra, truy quét khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình; đặc biệt khu vực tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đi qua địa phận quản lý của Vườn.

                                

Hình ảnh mật phục, đón chặn kiểm tra trên các lối mòn

Từ kết quả kiểm tra của tổ công tác và báo cáo của Hạt Kiểm lâm Cúc Phương. Nhìn chung, từ đầu năm đến nay tình hình an ninh rừng của Vườn quốc gia Cúc Phương tương đối ổn định.

Kết thúc đợt tuần tra, kiểm tra, truy quét, hai bên đã thống nhất một số giải pháp nhằm tiếp tục duy trì, giữ vững an ninh rừng trong thời gian tiếp theo:

Đối với Vườn quốc gia Cúc Phương: Tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Cúc Phương, các Trạm Kiểm lâm trực thuộc bám sát địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt thông tin, khoanh vùng đối tượng, vùng trọng điểm, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp nhằm tránh hình thành điểm nóng; đôn đốc các Trạm phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cho người dân sống gần rừng, đặc biệt là khu vực vùng đệm, phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như: Lồng ghép vào các buổi họp thôn, bản và các buổi sinh hoạt chi đoàn cấp xã. Tiếp tục tăng cường trong công tác tuần tra, kiểm tra và chốt chặn các đường mòn vào rừng, đặc biệt khu vực tuyến đường đường mòn Hồ Chí Minh đi qua địa phận quản lý của Vườn; phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm trực thuộc các tỉnh khu vực giáp ranh, thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các đơn vị; thường xuyên trao đổi thông tin về đối tượng, phương tiện ra vào rừng, hình thức, thủ đoạn của đối tượng để có giải pháp đấu trạnh phù hợp.

Đối với Chi cục Kiểm lâm vùng II: Duy trì các hoạt động phối hợp với Vườn quốc gia Cúc Phương trong công tác tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình quản lý bảo vệ rừng; tổ chức trinh sát, kiểm tra, xác minh nắm thông tin chung về các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; hỗ trợ lực lượng, phương tiện trong truy quét các điểm nóng, ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và cháy rừng theo đề nghị của Vườn và theo chỉ đạo của Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp./.

                                                      Tin bài: Đội KLCĐ&PCCCR

Thống kê website

Lượt truy cập: 234120

Đang online: 8

Ngày hôm qua: 256