Lịch sử, thành tựu

CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG II XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Sự ra đời và phát triển Chi cục kiểm lâm vùng II

Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II (nay là Chi cục Kiểm lâm vùng II ) là một yêu cầu khách quan của công tác quản lý bảo vệ rừng, nhằm tăng cường lực lượng và giải pháp cấp bách để bảo vệ rừng. Những năm đầu thập niên 1980, tình hình cháy rừng và dịch sâu bệnh hại rừng bùng phát ở nhiều nơi đã gây thiệt hại lớn tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, môi sinh. Trước tình hình đó, công tác quản lý bảo vệ rừng phải được đổi mới và có những giải pháp phù hợp.

Để nâng cao hiệu quả và chuyên môn hóa công tác bảo vệ rừng, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong công tác quản lý bảo vệ rừng Bộ Lâm nghiệp đã quyết định thành lập các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng, có nhiệm vụ chuyên trách xây dựng lực lượng, dự báo phòng, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng tại các khu vực. 

Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II đã được thành lập theo Quyết định số 83/TCCB, ngày 18/2/1987 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ghi rõ: Thành lập các Trung tâm dự báo phòng chữa cháy rừng và phòng trừ sâu hại rừng. Trong đó, Trung tâm dự báo phòng chữa cháy rừng và phòng trừ sâu hại rừng khu 4 cũ đặt tại tỉnh Thanh Hoá. Như vậy địa bàn hoạt động của Trung Tâm kỹ thuật bảo vệ rừng  số II thời gian này bao gồm các tỉnh từ Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình đến tỉnh Thừa thiên Huế.

Khi vừa được thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II là:

1. Xây dựng phương án, kế hoạch phòng chữa cháy và phòng trừ sâu bệnh hại rừng cho toàn vùng, trước hết là những khu vực trọng điểm.

2. Tổ chức dự báo cháy rừng và sâu hại rừng thông báo kịp thời và định kỳ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp (kể cả Trung ương và địa phương) trong vùng.

3. Tổ chức lực lượng nòng cốt có phương tiện và kỹ thuật tiên tiến để phối hợp với địa phương ứng cứu và dập tắt những vụ cháy rừng và diệt trừ sâu hại rừng.

4. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật cho lực lượng làm công tác cho lực lượng làm công tác phòng chữa cháy rừng và phòng trừ sâu hại rừng trong vùng. 5. Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm nhân dân,  Hạt Kiểm lâm nhân dân và lực lượng quản lý bảo vệ rừng trong vùng để tuyên truyền vận động nhân dân phòng cháy chữa cháy rừng và sâu bệnh hại rừng.

Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, được sự chỉ đạo của Bộ Lâm nghiệp và Tỉnh uỷ Thanh hoá, Chi bộ đảng cơ quan được thành lập, trực thuộc Đảng uỷ khối đảng cơ quan cấp tỉnh và các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cơ quan cũng lần lượt ra đời.

Sau khi Bộ Lâm nghiệp được sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 22/8/2002, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã ra Quyết định số 76/2002/QĐ-BNN-TCCB quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm Kỹ thuật bảo vệ rừng số II. Theo Quyết định 76, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Kỹ thuật bảo vệ rừng số II không có nhiều thay đổi, nhưng để phù hợp công tác quản lý, Trung tâm Kỹ thuật bảo vệ rừng số II được  chuyển sang trực thuộc Cục kiểm lâm Việt  Nam, đồng thời điều chỉnh phạm vi hoạt động, mở rộng hơn so với trước, bao gồm các tỉnh từ Ninh Bình, Thanh Hoá đến Khánh Hoà và 04 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Để khắc phục những bất cập trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ của các Trung tâm bảo vệ rừng, ngày 20/4/2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Quyết định số 31/2007/QĐ-BNN chính thức thành lập Cơ quan Kiểm lâm vùng II trên cơ sở Trung tâm kỹ thuật BVR số II, trực thuộc Cục Kiểm lâm. Ngày 27/04/2010, Cục trưởng Cục Kiểm lâm có Quyết định số 538/QĐ – KL - VP, quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Kiểm lâm vùng II.

Vị trí và chức năng

Kiểm lâm vùng II là đơn vị trực thuộc Cục Kiểm lâm, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; tổ chức các hoạt động dịch vụ công theo qui định của pháp luật. Phạm vi hoạt động của Kiểm lâm vùng II gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết chung là tỉnh): Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum.

Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Tham mưu cho Cục trưởng Cục Kiểm lâm về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công:

- Đề xuất và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

-  Xây dựng kế hoạch hàng năm về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; công tác giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp; công tác quản lý quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp.

2.Thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

- Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng trung hạn và ngắn hạn;

- Kiểm tra các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Phối hợp và hỗ trợ các Chi cục Kiểm lâm và cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; ứng trực tại các khu vực trọng điểm quốc gia và tham gia chữa cháy rừng đối với những đám cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương.

3. Về thanh tra, kiểm tra:

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Kiểm lâm;

- Tham gia các hoạt động nghiệp vụ chống tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát lâm sản và thi hành công vụ của lực lượng Kiểm lâm theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Kiểm lâm;

4. Chủ trì, phối hợp với  các cơ quan Kiểm lâm và chủ rừng trong vùng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kỹ thuật chuyên ngành cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng.

5. Tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế theo chương trình, kế hoạch của Cục Kiểm lâm.

6. Tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, quản lý động vật, thực vật hoang dã.

7. Hoạt động dịch vụ

- Tư vấn, xây dựng phương án, dự án, công trình bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Cung ứng các loại công cụ, trang thiết bị chuyên dùng về phòng cháy, chữa cháy rừng; sản xuất, cung ứng giống các loài động vật, thực vật rừng theo quy định của pháp luật.

8. Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải cách hành chính, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

9. Quản lý cán bộ, công chức và người lao động; thực hiện chế độ lương, khen thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành của nhà nước.

10.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng.

Để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng, ngày 27/12/2014 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông đã ban hành Quyết định số 5665/QĐ-BNN-TCCB5665/QĐ-BNN-TCCB Thành lập Chi cục Kiểm lâm vùng II trực thuộc Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm vùng II hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 620/QĐ/KL-TCLN-VP ngày 30/12/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cụ thể gồm:

Vị trí và chức năng

Chi cục Kiểm lâm vùng II là tổ chức trực thuộc Cục Kiểm lâm, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiếm lâm quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng Cục kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp.Phạm vi hoạt động của Chi cục gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Trụ sở chính Chi cục Kiểm lâm vùng II đặt tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu giúp Cục trưởng

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi của Chi cục;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

- Kiểm tra, xử lý kịp thời các thông tin tại vùng trọng điểm và các điểm nóng về phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật;

- Hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tiêu cực và chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của lực lượng Kiểm lâm theo phân công của Cục trưởng.

2.Thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi của Chi cục

a. Về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng:

- Triển khai thực hiện các dự án, phương án về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thông tin, cảnh báo, dự báo, nguy cơ cháy rừng và theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Kiểm tra các hoạt động về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng;

b. Về phát triến rừng:

- Tham gia kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý giống, kiểm nghiệm chất lượng, khảo cứu, thực nghiệm giống cây lâm nghiệp mới;

- Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phát triển rừng thuộc phạm vi quản lý của Chi cục;

- Phối hợp với cơ quan Bảo vệ thực vật trong vùng thực hiện công tác phòng, trừ sinh vật hại rừng.

c. Về quản lý rừng:

- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng họp, báo cáo về công tác giao rừng, cho thuê rừng và nương rẫy; tham gia theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng;

- Thống kê, thu thập, quản lý cơ sở dữ liệu về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Xử lý hoặc tham gia xử lý vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với Kiểm lâm địa phương thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối họp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản;

- Tham gia kiểm tra, truy quét các trọng điểm, các điểm nóng về phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyến lâm sản trái pháp luật theo sự phân công của Cục trưởng hoặc theo đề nghị của Kiếm lâm địa phương;

- Thường trực về lực lượng, phương tiện, thiết bị chuyên dùng sẵn sàng cơ động chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý hoặc khi có lệnh điều động của Cục trưởng.

4. Thực hiện huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan và Kiểm lâm địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.

5. Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Thực hiện các đề tài, dự án; ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và quản lý cơ sở dữ liệu về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản và giống cây lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;

- Tham gia các chương trình, dự án do quốc tế tài trợ và các hoạt động họp tác quốc tế khác theo sự phân công của Cục trưởng.

6.Tổ chức dịch vụ công

- Tư vấn đầu tư, dịch vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản;

- Sản xuất, cung ứng giống các loài động vật, thực vật rừng theo quy định;

- Cung ứng các loại công cụ, trang thiết bị chuyên dùng về bảo vệ rừng.

7.Xây dựng, trình Cục trưởng đề án vị trí việc làm, cơ cấu, số lượng công chức, viên chức; quản lý công chức, viên chức và hồ sơ theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp của Cục trưởng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

8.Quản lý tài chính, tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật; thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, phòng chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước.

9.Tổng họp, báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Chi cục.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng.

Để kiện toàn lại hệ thống Kiểm lâm Trung ương, ngày 29/9/2017 Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành Quyết định thành lập Chi cục Kiểm lâm vùng IV và Quy định số 347/QĐ-TCLN-VP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm vùng II trực thuộc Cục Kiểm lâm. Vị trí, chức năng, nhiệm vu và quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm vùng II

Vị trí và chức năng

Chi cục Kiểm lâm vùng II là tổ chức trực thuộc Cục Kiểm lâm, thực hiện chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi quản lý của Cục hoặc theo phân cấp và ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho Cục trưởng Cục Kiếm lâm. Phạm vi hoạt động của Chi cục Kiểm lâm vùng II gồm 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án, phương án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi của Chi cục.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

- Kiểm tra, xử lý kịp thời các thông tin tại vùng trọng điểm và các điểm nóng về phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

- Hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tiêu cực và chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của lực lượng kiểm lâm theo phân công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm

- Thống nhất quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

- Thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực trong lực lượng kiểm lâm theo phân công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.

2.Thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi của Chi cục

a. Về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng:

- Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, phương án về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thông tin, cảnh báo, dự báo, nguy cơ cháy rừng và theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Kiểm tra các hoạt động về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản theo quy định;

- Thẩm định các phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng của kiểm lâm địa phương trình cấp có thấm quyền phê duyệt theo sự phân công của Cục trưởng Cục Kiếm lâm;

- Đánh giá thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra ở địa phương thuộc phạm vi quản lý theo sự phận công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm;

- Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật thực hiện công tác phòng, trừ sinh vật hại rừng trong vùng được giao quản lý.

b. Về quản lý rừng:

- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quản lý nương rẫy, sử dụng đất lâm nghiệp và cập nhật diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn quản lý;

- Thống kê, thu thập, quản lý cơ sở dữ liệu về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;

c.Về phát triển rừng:

- Tham gia việc thực hiện quy chế quản lý giống, kiểm nghiệm chất lượng, khảo cứu, thực nghiệm giống cây lâm nghiệp mới;

- Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng thuộc phạm vi quản lý của Chi cục;

- Tham gia kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các chương trình, đê án, dự án và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp do các đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp triển khai theo sự chỉ đạo của Cục Kiểm lâm.

d.Xử lý hoặc tham gia xử lý vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản theo thẩm quyền và quy định cua pháp 'luật.

đ) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

e. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động gây nuôi, trồng cấy động vật, thực vật rùng trên địa bản quản lý theo quy định.

3.Phối hợp với các đơn vị có liên quan và kiểm lâm địa phương thực hiện công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phát triển sản xuất lâm nghiệp:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản và phát triển sản xuất lâm nghiệp.

- Thực hiện hoặc phối hợp kiểm tra, truy quét các trọng điểm, điểm nóng vê phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật theo sự phân công của Cục trưởng hoặc theo đề nghị của kiểm lâm địa phương.

- Thường trực về lực lượng, phương tiện, thiết bị chuyên dùng và sẵn sàng cơ động chữa cháỵ rừng thuộc phạm vi quản lý hoặc khi có lệnh điều động của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.

4.Thực hiện huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành:

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.

- Tham gia phối hợp với các đơn vị có liên quan và kiểm lâm địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cho các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.

5. Tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quản lý bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn quản lý.

6. Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Thực hiện các đề tài, dự án về ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn quản lý

- Tham gia các chương trình, dự án do quốc tế tài trợ và các hoạt động hợp tác quốc tế khác theo sự phân công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.

7. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý của Chi Cục Kiểm lâm vùng theo kế hoạch cải cách của Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

8. Xây dựng, trình Cục trưởng Cục Kiểm lâm đề án vị trí việc làm, cơ cấu số lượng công chức, viên chức; quản lý công chức, viên chức, đào tạo, bồi dưỡng và hồ sơ theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương, khen thưởng ky luạt theo phân cấp của Cục trưởng và các quy định hiện hành cua Nhà nước.

9. Quản lý tài chính, tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật; thực hành tiêt kiệm, phòng chông lãng phí, phòng chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy đính cua Nhà nước.

10. Dịch vụ công:

- Tư vấn đầu tư, dich vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.

- Sản xuất, cung ứng giống các loài động vật, thực vật rừng theo quy định.

- Cung ứng các loại công cụ, trang thiết bị chuyên dùng về bảo vệ rừng phòng cháy và chữa cháy rừng.

11. Tổng hợp, báo cáo định kỳ va đột xuất về kết quả thưc hiện nhiệm vụ của Chi cục.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.

Để nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng, ngày 19/4/2023 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông đã ban hành Quyết định số 1586/QĐ-BNN-TCCB5665/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng II là Chi cục trực thuộc Cục Kiểm lâm . Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm vùng II hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 128/QĐ/KL-TCLN-VP ngày 18/9/2023 của Cục trưởng Cục Kiểm lâm, cụ thể gồm:

I. Vị trí và chức năng

1. Chi cục Kiểm lâm vùng II là tổ chức thuộc Cục Kiểm lâm, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng.

2. Phạm vi hoạt động của Chi cục Kiểm lâm vùng II gồm 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

3. Chi cục Kiểm lâm vùng II có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

4. Trụ sở của Chi cục Kiểm lâm vùng II đặt tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Cục trưởng Cục Kiểm lâm

a) Kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; cơ chế, chính sách và các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, phương án thuộc phạm vi hoạt động của Chi cục và theo phân công của Cục trưởng;

b) Phương án tổ chức huy động lực lượng của các cơ quan kiểm lâm, các cơ quan của địa phương trong phạm vi hoạt động của Chi cục để kịp thời ngăn chặn các vụ phá rừng trái pháp luật; chữa cháy rừng; phòng chống sinh vật hại rừng; khai thác vận chuyển, chế biến và thương mại lâm sản trái pháp luật.

2. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, quản lý lâm sản; tổ chức lực lượng chuyên trách về phòng cháy và chữa cháy rừng; chế độ, chính sách đối với kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng; tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của Cục.

3. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Chi cục và theo phân công của Cục trưởng.

4. Phối hợp kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của Chi cục và theo phân công của Cục trưởng.

5. Về bảo vệ rừng

a) Tham mưu trình Cục trưởng ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý bảo vệ rừng; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

b) Kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn xử lý hành vi săn bắt, tàng trữ, vận chuyển, mua, bán trái pháp luật động vật rừng, thực vật rừng trong phạm vi hoạt động của Chi cục và theo phân công của Cục trưởng.

6. Về phòng cháy và chữa cháy rừng

a) Hướng dẫn, kiểm tra, việc thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng trong phạm vi hoạt động của Chi cục;

b) Thông tin, cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các hoạt động về phòng cháy và chữa cháy rừng; phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương đánh giá thiệt hại do cháy rừng, phá rừng xảy ra ở địa phương trong phạm vi hoạt động của Chi cục theo đề nghị của địa phương hoặc theo phân công của Cục trưởng;

c) Kiểm tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của tổ chức, cá nhân trong phạm vi hoạt động của Chi cục;

d) Thường trực về lực lượng, phương tiện, thiết bị chuyên dùng và sẵn sàng cơ động chữa cháy rừng trong phạm vi hoạt động của Chi cục hoặc khi có lệnh điều động của Cục trưởng.

7. Kiểm tra việc thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, lập hồ sơ quản lý rừng trong phạm vi hoạt động của Chi cục theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng.

8. Về quản lý lâm sản:

a) Kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo tình hình chấp hành pháp luật về khai thác, quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản trong phạm vi hoạt động của Chi cục và theo phân công của Cục trưởng;

b) Kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý lâm sản hợp pháp trong phạm vi hoạt động của Chi cục và theo phân công của Cục trưởng.

9. Về tổ chức xây dựng lực lượng

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách trong phạm vi hoạt động của Chi cục;

b) Theo dõi, tổng hợp tình hình chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.

10. Đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp

a) Kiểm tra, truy quét, xử lý kịp thời các thông tin tại các vùng trọng điểm và các điểm nóng về phá rừng, khai thác, chế biến, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái pháp luật trong phạm vi hoạt động của Chi cục;

b) Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính; khởi tố vụ án hình sự về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo thẩm quyền.

11. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quản lý bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi hoạt động của Chi cục.

12. Tham gia thực hiện; phối hợp hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên trong các hệ sinh thái rừng, sử dụng rừng, dịch vụ môi trường rừng, khai thác lâm sản và tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản tại các địa phương trong phạm vi hoạt động của Chi cục.

13. Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ

a) Thực hiện các đề tài, dự án về ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, quản lý lâm sản trong phạm vi hoạt động của Chi cục;

b) Tham gia các chương trình, dự án do quốc tế tài trợ và các hoạt động hợp tác quốc tế khác theo sự phân công của Cục trưởng.

14. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

15. Xây dựng danh mục vị trí việc làm, biên chế, cơ cấu ngạch công chức, số lượng viên chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Quản lý công chức, viên chức, hợp đồng lao động theo quy định; thực hiện chế độ, chính sách, tiền lương, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp của Cục trưởng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

16. Quản lý tài chính, tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

17. Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Chi cục. 18. Tổng hợp, báo cáo số liệu, chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi hoạt động của Chi cục.

19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Cục trưởng.

Sự ra đời Chi cục Kiểm lâm vùng II đánh dấu một bước phát triển mới của đơn vị, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với công tác bảo vệ rừng. Chi cục Kiểm lâm vùng II cùng với lực lượng Kiểm lâm cả nước tiếp tục được kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và không ngừng phát huy vai trò nòng cốt của mình để hoàn thành những nhiệm vụ trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho. Chi cục Kiểm lâm vùng II đã triển khai hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng chung của ngành, cụ thể: Tổ chức tập huấn, huấn luyện cho hàng nghìn lượt người về nghiệp vụ bảo vệ rừng, Phòng cháy chữa cháy rừng, tham gia nhiều vụ chữa cháy rừng lớn tại các tỉnh Kon Tum; Bình Định; Đà Nẵng; Hà Tĩnh; Nghệ An; Bình Định; Hà Nội; Lào Cai; Sơn La…; hỗ trợ các địa phương, tổ chức diệt trừ hàng chục nghìn ha sâu hại rừng tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đến Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam…; tổ chức dự báo phòng cháy chữa cháy rừng; tăng cường phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; xác minh thông tin, điểm nóng, tụ điểm phá rừng, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép; phối hợp tuần tra truy quét, hỗ trợ các địa phương, chủ rừng chủ động làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Một chặng đường lịch sử, Chi cục Kiểm lâm vùng II có 3 lần đổi tên, trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn đầu (1987 - 2002), trực thuộc Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giai đoạn từ 2002 đến nay trực thuộc Cục Kiểm lâm - Tổng Cục lâm nghiệp. Chi cục Kiểm lâm vùng II đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn phát triển.

2. Cán bộ Chi cục Kiểm lâm vùng II vượt lên khó khăn, thử thách hoàn thành nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

Khắc phục khó khăn, xây dựng cơ sở vật chất, bộ máy; tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Bộ Lâm nghiệp giao (Giai đoạn 1987 – 2002)

Năm 1987, sau khi được thành lập Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II đã được tiếp nhận trụ sở làm việc của Hạt Kiểm lâm thị xã tỉnh Thanh Hoá. Ban đầu cơ sở, vật chất hạ tầng nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc của cơ quan. Trụ sở làm việc lúc bấy giờ là khu nhà cấp bốn dột nát, trên một mặt bằng đầy những hố bom của thời kỳ chiến tranh chống Mỹ để lại. Để khắc phục tình hình, toàn thể cán bộ trong cơ quan đã đoàn kết cùng nhau lao động, san lấp mặt bằng, xây dựng nhà làm việc, quy hoạch, cải tạo khuôn viên, trồng cây xanh,...

Được sự quan tâm của Bộ Lâm nghiệp, Trung tâm Kỹ thụât bảo vệ rừng số 2 đã từng bước được tu bổ, xây dựng trụ sở làm việc mới, mua sắm các trang thiết bị, phương tiện để tổ chức triển khai ngay nhiệm vụ chuyên môn: dự báo phòng, chữa cháy rừng và sâu hại rừng trên địa bàn.

Ngày đầu thành lập, số lượng cán bộ được biên chế ít, ngoài 2 đồng chí lãnh đạo, cơ quan chỉ có khoảng trên 10 người. Bộ máy được bố trí gồm: Ban Giám đốc; Phòng Kỹ thuật; phòng Hành chính tổng hợp.

Trong điều kiện ban đầu có nhiều khó khăn: Cán bộ ít; công việc mới mẻ; địa bàn hoạt động rộng… nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo cơ quan và sự chủ động tích cực trong công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ, vì vậy Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trên các mặt công tác: Dự báo, xây dựng phương án, tổ chức lực lượng nòng cốt phòng chữa cháy rừng, phòng chống sâu, bệnh hại rừng, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến bảo vệ rừng và xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc.

Trước hết là tổ chức tốt việc dự báo cháy rừng và sâu bệnh hại rừng. Hàng năm duy trì, bố trí cán bộ bám sát địa bàn tại các Tỉnh, nhất là các khu vực trọng yếu  nhằm thu thập số liệu, dự báo phòng chống cháy, sâu bệnh hại rừng. Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các số liệu, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các ngành để có báo cáo dự báo cháy rừng theo từng tháng, từng mùa, từng năm, góp phần quan trọng cho các đơn vị, địa phương chủ động biện pháp, vật tư, tài chính, lực lượng tổ chức phòng chống cháy rừng hiệu quả. Cử cán bộ thường trực cảnh báo tình hình và cử lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia chữa cháy rừng ở các tỉnh, góp phần quan trọng dập tắt các đợt cháy rừng lớn.

Tiến hành dự báo kịp thời tình hình sâu bệnh hại rừng. Cùng với việc dự báo cháy rừng Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số IIđã làm tốt nhiệm vụ dự báo tình hình sâu bệnh hại rừng trong toàn khu vực. Thông báo khả năng phát dịch của các loài sâu hại, xây dựng phương án phòng trừ, đồng thời chỉ đạo các tỉnh, các lâm trường, trạm, trại…tổ chức phun phòng, dập tắt các ổ dịch sâu bệnh kịp thời, chính xác, hạn chế thiệt hại ít nhất cho Nhà nước và Nhân dân. Được Bộ Lâm nghiệp trang bị nhiều phương tiện hiện đại, do đó thời kỳ này Trung tâm đã cử nhiều lần cán bộ trực tiếp tham gia phòng, trừ sâu bệnh trên diện tích hàng chục nghìn ha, ở các tỉnh Ninh bình, Thanh hoá, Nghệ an, Hà Tĩnh, Vườn Quốc gia Cúc phương, Vườn Quốc gia Ba Vì…

Để hạn chế ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu độc hại cho người, động vật và bảo vệ môi trường, năm 1990, được sự chỉ đạo của Bộ Lâm nghiệp, sự quan tâm của các ngành, Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II đã đề xuất và được chấp nhận thành lập “Xưởng nghiên cứu - thực nghiệm thuốc trừ sâu sinh học”. Với mục tiêu đề ra là sản xuất các chế phẩm sinh học có khả năng diệt trừ sâu bệnh hại rừng nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, động vật và môi trường. Thời kỳ đầu với sự say mê nghiên cứu của tập thể cán bộ, xưởng nghiên cứu thực nghiệm đã phân lập, nuôi cấy và sản xuất thành công chế phẩm BB (Beauverin Basiana) và bước đầu nghiên cứu sản xuất một số loại chế phẩm BT (Bacilus Thuginnensis). Các chế phẩm đã được thử nghiệm khá hiệu quả trên thực tế và được các nhà khoa học, các nhà quản lý đánh giá cao.

Như vậy, chỉ sau 15 năm ra đời, với những cố gắng và kết quả đạt được Trung tâm đã từng bước khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của mình trong ngành Lâm nghiệp và uy tín trong lực lượng những người làm công tác bảo vệ rừng. Đồng thời đã góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ bảo vệ rừng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho các tỉnh, thành trong khu vực và trong cả nước.

Chủ động, đổi mới nội dung công tác, tập trung hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Cục kiểm lâm giao (Giai đoạn 2002 đến nay)

Năm 2002, Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II được điều chuyển đầu mối quản lý, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Cục Kiểm lâm. Trong giai đoạn này cơ quan có nhiều biến động về nhân sự chủ chốt, đòi hỏi đơn vị phải kịp thời kiện toàn bộ máy tổ chức để đáp ứng được nhiệm vụ của mình, yêu cầu cấp bách đặt ra cho đơn vị là phải chủ động, linh hoạt và không ngừng học tập, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động để phù hợp với nhiệm vụ.

Theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BNN, Kiểm lâm vùng II đặt trụ sở chính tại Thành phố Thanh Hoá, địa bàn hoạt động bao gồm 17 tỉnh từ Ninh Bình đến Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên; chức năng, nhiệm vụ được bổ sung thêm, từng bước tháo gỡ những khó khăn bất cập trong  thực thi nhiệm vụ.

Với địa bàn hoạt động rộng, diện tích rừng rất lớn (trên 6,4 triệu ha rừng, chiếm gần 50% diện tích rừng toàn quốc), là nơi có nguồn tài nguyên rừng phong phú, sự đa dạng sinh học cao nhưng cũng là địa bàn rất phức tạp về công tác Quản lý bảo vệ rừng. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị phải thường xuyên điều chỉnh, đổi mới phương thức hoạt động: Bổ sung biên chế, đẩy mạnh công tác kiểm tra, tuyên truyền, nghiên cứu theo chiều sâu, tăng cường trang thiết bị,  bố trí lực lượng ứng trực tại các vùng trọng điểm, đẩy mạnh phối hợp với các địa phương để triển khai nhiệm vụ.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao Chi cục Kiểm lâm vùng II được giao chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng là 42 người. Bộ máy gồm Ban Lãnh đạo; Phòng Nghiệp vụ I; Phòng Nghiệp vụ II; Phòng Nghiệp vụ III và Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, cụ thể theo sơ đồ sau:

Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức Chi cục Kiểm lâm vùng II không ngừng được nâng lên, đa số cán bộ có trình độ Đại học chuyên môn, trong đó trình độ Thạc sỹ là 05 người. Đồng thời, cấp ủy, lãnh đạo luôn quan tâm đến đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng trình độ lý luận và ngoại ngữ cho cán bộ công chức.

Thành tích nổi bật trong 10 năm gần đây, tập thể Cán bộ, công chức, viên chức Chi cục Kiểm lâm vùng 2 đã có nhiều hoạt động quan trọng, đóng góp tích cực hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Hàng năm, tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại các tỉnh trong khu vực; tổ chức các đợt kiểm tra theo từng chuyên đề: công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tình hình chống chặt phá rừng trái phép; việc quản lý hoạt động gây nuôi động vật hoang dã... Trong quá trình kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm vùng II đã kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện các quy định trong công tác quản lý bảo vệ rừng, từ đó, giúp các địa phương chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này; đồng thời, có cở sở tham mưu cho Lãnh đạo Cục Kiểm lâm trong việc chỉ đạo công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn được phân công.

Cán bộ Chi cục Kiểm lâm vùng II đã tổ chức nhiều đợt ứng trực theo Lệnh điều động của Bộ, của Ban chỉ đạo Trung ương, tăng cường huy động lực lượng, phương tiện cho các vùng trọng điểm để thực hiện các biện pháp phòng cháy, chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm hại rừng và đất lâm nghiệp. Mỗi đợt ứng trực từ 2 đến 4 tháng tại các địa bàn trọng điểm như: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tun, Đắk Lắk và Vườn quốc gia Yok Don.

Tại các địa điểm ứng trực, tổ công tác đã phối hợp với lực lượng địa phương nắm bắt tình hình, xác định các điểm nóng về phá rừng, các điểm tập kết, các tuyến đường vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép; từ đó tham mưu, đề xuất lập phương án tuần tra, truy quét, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ vi phạm. Kết quả trong các đợt trực, tổ công tác đã phối hợp bắt giữ nhiều vụ vi phạm trong khác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn, lâm sản và nhiều phương tiện vi phạm được tịch thu giao cho địa phương xử lý.

Tuy số vụ và số lượng lâm sản vi phạm tịch thu không nhiều, song theo báo cáo và phản ánh từ các địa phương nơi có tổ công tác ứng trực, trong những thời gian có lực lượng tăng cường hỗ trợ của Chi cục Kiểm lâm vùng II, tình trạng chặt phá, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép và tình hình chống người thi hành công vụ trên địa bàn giảm rõ rệt.

Cùng với việc thường trực hỗ trợ tuần tra, truy quét, tổ công tác phối hợp với địa phương tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng, kỹ thuật sử dụng máy móc, thiết bị chữa cháy cho lực lượng cơ động, phối hợp tổ chức diễn tập chữa cháy rừng cho cơ sở. Tham gia cùng đoàn kiểm tra liên ngành của địa phương tăng cường công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.

Đơn vị đã xây dựng quy chế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm các tỉnh nhằm thống nhất nội dung, kế hoạch, biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong suốt mùa cháy; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, dự báo tình hình, cung cấp thông tin cho các Chi cục Kiểm lâm trong vùng để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh. Chính vì thế, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng khu vực II đã ngày càng được thực hiện hiệu quả; diện tích rừng có nguy cơ cháy cao được kiểm soát và triển khai các biện pháp phòng cháy nghiêm ngặt; công tác dự báo nguy cơ cháy rừng, chỉ đạo, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, nhờ đó nâng cao tính chủ động trong phòng cháy, các vụ cháy rừng được phát hiện sớm và triển khai chữa cháy nhanh, không để có cháy lớn xảy ra, từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ rừng.

Công tác tập huấn, tuyên truyền pháp luật về BVR - PCCCR trong giai đoạn này được chú trọng. Đơn vị đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng làm công tác bảo vệ rừng tại các địa phương. Trong 10 năm đơn vị đã tổ chức 200 lớp tập huấn với trên 10.000 lượt người tham gia. Phối hợp với các tỉnh, các vườn quốc gia, các chủ rừng tổ chức hơn 50 lớp, với gần 2.500 lượt người tham gia; bổ sung những kiến thức cơ bản góp phần nông cao nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.

Trong hoạt động công tác chuyên môn, cán bộ Chi cục Kiểm lâm vùng II còn thực hiện nghiên cứu một số đề tài khoa học đưa vào ứng dụng trong thực tế và được đánh giá cao. Các đề tài cấp Bộ như: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để điều chỉnh cấp dự báo và phân vùng trọng điểm cháy rừng cho các tỉnh Bắc Trung bộ”; “Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng biện pháp đốt trước vật liệu cháy cho rừng trồng các tỉnh khu vực Tây Nguyên”; “Nghiên cứu xây dựng đường băng xanh cản lửa góp phần bảo vệ rừng cho các tỉnh Bắc Trung bộ”…. Đề tài cấp cơ sở như: Nghiên cứu biện pháp và hiệu quả sử dụng các phương tiện, máy móc, dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng được trang bị cho các đối tượng rừng…Ngoài ra, tham gia chương trình khuyến lâm, các chương trình thuộc dự án 661... các mô hình triển khai đã được nghiệm thu và đạt kết quả tốt.

Các hoạt động dịch vụ được duy trì và phát triển, sản xuất cây giống 2 dòng phi lao ưu trội TT2.6 và TT2.7 cung cấp cho các dự án trồng rừng tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bạc Liêu…; chương trình khuyến lâm tại Thanh Hoá; các chương trình, dự án trồng rừng ven biển trong cả nước như chương trình trồng rừng liên doanh Việt - Hàn ven biển tỉnh Hà Tĩnh, trồng cây phân tán của người dân ven biển tỉnh Thanh Hoá. Ước tính, từ năm 2006 - 2016, mỗi năm đã sản xuất và cung cấp khoảng 100.000 cây giống phi lao chất lượng cao phục vụ công tác trồng rừng; hỗ trợ điều tra, dự tính, dự báo và phòng trừ sâu hại rừng cho Vườn Quốc gia Cúc Phương; Dự tính dự báo kịp thời, đề ra các giải pháp  phù hợp đã giúp cho Công ty Lâm nghiệp Bến Hải ngăn chặn được hàng ngàn héc ta rừng thông bị sâu róm đe doạ.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm vùng II đã luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Cục Kiểm lâm, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị làm việc. Hiện nay, được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hoá đã bố trí cho Chi cục Kiểm lâm vùng II một mặt bằng để xây dựng trụ sở mới, thuộc quy hoạch của trung tâm thành phố Thanh hóa. Trụ sở làm việc mới đã đi vào hoạt động khang trang, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao..

Các hoạt động công tác Đảng, đoàn thể luôn được chủ trọng: cán bộ đảng viên, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan luôn chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng khối đoàn kết thống nhất, xây dựng tập thể vững mạnh để thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, duy trì thu nhập tăng thêm hàng tháng, các ngày lễ, tết, thăm hỏi ốm, đau, bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức từ các nguồn tiết kiệm chi và thu nhập từ các hoạt động. Hàng năm, đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị được các đợt tham quan, học tập, nghỉ dưỡng...

Dưới sự lãnh đạo của Chi uỷ, chi bộ, hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong đơn vị thường xuyên được củng cố và duy trì hoạt động theo đúng điều lệ của từng tổ chức, đóng góp vào sự nghiệp chung của đơn vị. Tổ chức công đoàn luôn được công nhận là tổ chức cơ sở vững mạnh xuất sắc; Đoàn thanh niên luôn được công nhận là tổ chức đoàn vững mạnh.

Với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức, viên chức, tập thể cán bộ Chi cục Kiểm lâm vùng II đã được Đảng, nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương ghi nhận, đánh giá cao và được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: 3 Bằng khen của Chủ tịch UBND các tỉnh Kon Tum, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Lào Cai; 02 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Các phòng, đội cũng đạt được nhiều thành tích: Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR có 03 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an. Phòng Hành chính Tổng hợp có 02 Bằng khen Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phòng Nghiệp vụ II có 02 Bằng khen Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2008 (QĐ số 310/QĐ-TLĐ ngày 11/3/2009); Bằng khen của Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2007; Cờ thi đua của Ban chấp hành Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2009. Đặc biệt, Với sự cố gắng phấn đấu trong 30 năm qua,  Chi Kiểm lâm vùng II vinh dự được đón nhận Huân chương lao động hạng ba. Đây là phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho tập thể cán bộ Chi cục Kiểm lâm vùng II.

Một số kinh nghiệm trong quá trình công tác

Trước hết phải chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án, giải pháp thực hiện; thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình, chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ.

Phối hợp tốt với các đơn vị, các địa phương trong vùng thực hiện nhiệm vụ. Trong thời gian qua Chi cục Kiểm lâm vùng II đã làm tốt nhiệm vụ này, nhờ sự đấu mối kịp thời với lãnh đạo các tỉnh, các ngành, các đơn vị trong khu vực, nên hoạt động của đơn vị được tổ chức thực hiện kịp thời, chất lượng, hiệu quả cao.

Quan tâm chăm lo đời sống của cán bộ, nhân viên cơ quan. Xác định đây là nội dung quan trọng, cấp uỷ, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm vùng II luôn chú trọng nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, tạo thuận lợi để mọi người yên tâm công tác, tân tâm, tận lực với công việc được giao.

Chỉ đạo quyết liệt, có kế hoạch các nhiệm vụ đặt ra. Đây là yếu tố quan trọng góp phần ứng phó kịp thời các nhiệm vụ có tính chất đặc thù của đơn vị như chữa cháy, dập dịch…

Quan tâm xây dựng sự đoàn kết trong cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan; thấm nhuần tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chi cục Kiểm lâm vùng II đã rất chú trọng xây dựng khối đoàn kết trong chi bộ, cơ quan, quan tâm đến quyền và lợi ích của tập thể, của cá nhân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo được niềm tin và sự đồng thuận, đoàn kết quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

Nhìn lại 30 năm qua, Chi cục Kiểm lâm vùng II đã không ngừng đổi mới và trưởng thành, từ một vùng hoang hóa với những gian nhà ọp ẹp, giờ đây đã có một trụ sở khang trang, sạch đẹp; chức năng, nhiệm vụ được giao ngày càng ổn định và triển khai các hoạt động hiệu quả; từng bước khẳng định được vị trí, vai trò trong hệ thống bảo vệ rừng và trong lực lượng. Vượt qua bao khó khăn và thử thách cán bộ Chi cục Kiểm lâm vùng II đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, phát triển rừng. Chúng ta luôn trân trọng và tự hào với những thành tích của tập thể và cá nhân mà các thế hệ Chi cục Kiểm lâm vùng II đã đạt được.

Phát huy truyền thống tốt đẹp đã có, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mới, đòi hỏi cán bộ công chức, viên chức Chi cục Kiểm lâm vùng II phải thực sự đổi mới hoạt động, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục lâm nghiệp mà trực tiếp là của Cục Kiểm lâm; đồng thời phối hợp chặt chẽ , hiệu quả với các ngành liên quan, lực lượng Kiểm lâm trong vùng; không ngừng rèn luyện phẩm chất và năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu, sự kỳ vọng của các cấp quản lý và Cục Kiểm lâm.

 

Thống kê website

Lượt truy cập: 309789

Đang online: 6

Ngày hôm qua: 198