Tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã thời điểm sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Để chủ động triển khai thực hiện Công văn số 518/BNN-KL ngày 17/01/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Chương trình công tác năm 2024 của Chi cục Kiểm lâm vùng II. Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng, huỷ hoại rừng, khai thác rừng trái pháp luật; săn, bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật rừng, động vật hoang dã (đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm) vào thời điểm sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, trên địa bàn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Chi cục Kiểm lâm vùng II đã ban hành Văn bản số 08/KLV2-ĐT ngày 11/01/2024 về việc tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước và sau Tết Nguyên đán năm 2024. Từ ngày 26/02/2024, Tổ công tác (gồm: Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp của Chi cục Kiểm lâm vùng II, Hạt Kiểm lâm của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa) tổ chức tuyên truyền lưu động, phát Tờ rơi, Pano, Áp – Phích, … trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn các xã Trung Sơn, Trung Thành, Phú Sơn, Nam Tiến, Hiền Chung, Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa và xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
(Làm việc với Đồng chí Hà Văn Nguyên - Phó Chủ tịch xã Trung Thành)
(Làm việc với Đồng chí Hà Văn Hào - Phó chủ tịch xã Nam Tiến)
Đặc biệt, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu là một trong những khu vực ghi nhận mức độ đa dạng sinh học cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; về thực vật: Có nhiều loại cây gỗ quý như kim giao, lát hao, sến mật, trầm hương, trường mật, song mật,...; Về động vật: Có tới hơn 30 loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, có giá trị bảo tồn như: Gấu ngựa, gấu chó, bò tót, voọc quần đùi trắng, … nên tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học được Ban quản lý khu bảo tồn đặc biệt chú trọng.
Trong đợt tuyên truyền Tổ công tác đã làm việc với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã vùng đệm, để trao đổi cung cấp các thông tin về các chủ trương chính sách mới của Đảng và các quy định của pháp luật, các Văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm (Kế hoạch số 409/KH/BTGTW ngày 18/12/2023 của Ban tuyên giáo về tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý bảo vệ và Phát triển rừng; Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Công văn số 518/BNN-KL ngày 17/01/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024). Qua các buổi làm việc, Tổ công tác đề nghị Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã cần tập trung, chỉ đạo các bộ phận, cán bộ chuyên môn (Công an xã, cán bộ Lâm nghiệp, …) phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Khu bảo tồn tăng cường các biện pháp ưu tiên để quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã; triển khai đồng bộ các phương án để ứng phó với các nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn; tăng cường truyên truyền phổ biến pháp luật lâm nghiệp tại thôn bản để nâng cao nhận thức, ý thức trong nhân dân chấp hành pháp luật. Ngoài ra, Tổ công tác cũng đã tổ chức tuyên truyền trong các thôn, bản gặp gỡ một số Trưởng thôn, bản và người dân phổ biến các hành vi vi phạm được pháp luật Lâm nghiệp quy định để người dân hiểu, biết và không vi phạm.
Thông qua đợt tuyên truyền đã thúc đẩy mạnh mẽ công tác tuyên truyền để người dân nhận thức được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, quy định về bảo vệ động vật rừng và động vật hoang dã, .... Đồng thời, đề nghị Ban quản lý, Hạt kiểm lâm huyện tích cực phối hợp với chính quyền địa phương (Công an xã) quản lý chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng, huỷ hoại rừng, khai thác rừng trái pháp luật, nguy cơ cháy rừng; săn, bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật rừng và động vật hoang dã (đặc biệt là các loài động vật nguy, cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ) trên địa bàn./.
(Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp)