Thứ sáu, 26-04-2024 12:08 PM

Sẵn sàng trong Quản lý bảo vệ rừng, Phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa cháy rừng năm 2020.

         Chi cục Kiểm lâm vùng II phụ trách trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố, bao gồm: Vùng Tây Bắc: Tỉnh Hòa Bình; Đồng bằng Sông Hồng, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội; tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình; Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

          Trên địa bàn Chi cục phụ trách quản lý có diện tích tự nhiên là 6.474.745ha (chiếm 19,56% so với diện tích tự nhiên của toàn quốc). Trong đó: diện tích đất có rừng là 3.420.714 ha (chiếm 23,61% so với diện tích đất có rừng của toàn quốc), rừng tự nhiên: 2.398.797 ha, rừng trồng: 1.021.917 ha. Trong tổng số 3.420.714 ha rừng, có khoảng 1/3 diện tích rừng có nguy cơ cháy cao, chủ yếu là diện tích rừng trồng (loài cây trồng chủ yếu là bạch đàn, các loài keo, thông, tre nứa). Ngoài ra còn có phần diện tích chưa có rừng có nguy cơ cháy cao, gồm: các trạng thái thực bì cỏ tranh, lau lách, ràng ràng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bắc Trung bộ; Các tỉnh trên địa bàn nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, nền nhiệt độ cao, đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ về mùa hè có gió Tây Nam khô nóng kéo dài, từng đợt 10 - 15 ngày, nhiệt độ ban ngày có thể trên 400C (có khi đến 430C), độ ẩm dưới 40% (có khi xuống 30%), hạn hán xảy ra nghiêm trọng.

Do đó, nguy cơ cháy rừng của các tỉnh trong khu vực về mùa cháy luôn cở cấp độ cao (cấp IV và cấp V- cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm), kết hợp với các tỉnh miền núi có địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, sông ngòi ngắn và dốc, giao thông đi lại khó khăn. Nên rất khó khăn trong việc phát hiện và tiếp triển khai lực lượng, phương tiện, thiết bị kịp thời để chữa cháy, khi cháy rừng cận xảy ra.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời gian tới tình hình thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng và nguy cơ gây cháy rừng rất cao. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại tối đa do cháy rừng gây ra, Chi cục chủ động quán triệt, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng và triển khai một số giải pháp sau:

1. Ngay từ dầu năm 2020, Chi cục đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nhằm chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đối với các tỉnh trên địa bàn.

2. Chủ động, đôn đốc Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, các Vườn quốc gia Ba Vì, Cúc Phương và Vườn quốc gia Bạch Mã rà soát, xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp và Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

                                    

3. Xác định cấp dự báo cháy rừng chi tiết cho từng khu vực trọng điểm cháy; luôn tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên; thường xuyên thông tin cấp dự báo cháy rừng trên cổng thông tin điện tử của Chi cục và gửi thông báo cấp dự báo cháy rừng đến Chi cục Kiểm lâm các tỉnh.

4. Đảm bảo lực lượng thường trực và ứng trực 24/24 giờ; thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, tăng cường lực lượng hỗ trợ các địa phương tại khu vực có nguy cơ cháy cao và cháy lớn xảy ra.

                                    

5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác chữa cháy rừng. Đồng thời yêu cầu các địa phương, chủ rừng trên địa bàn bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng.

 

6. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện và hỗ trợ các địa phương tập huấn, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, kỹ năng, chiến thuật, điều kiện an toàn chữa cháy rừng và cho Kiểm lâm địa bàn; lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở (thôn, bản).

                                    

7. Tăng cường phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm tra theo định kỳ và đột xuất để xác định cụ thể các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí các nguồn lực, đảm bảo ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống mới phát sinh, không để xảy ra cháy rừng và cháy lớn. Đồng thời tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện và công tác thường trực phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”.

Với các giải pháp đó Chi cục Kiểm lâm vùng II nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và phấn đấu hoàn thành Kế hoạch đề ra trong công tác Quản lý bảo vệ rừng và Phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2020./.

                                                                                              (Tin, ảnh – Phòng Nghiệp vụ III ngày 24/02/2020)

 

 

Thống kê website

Lượt truy cập: 236320

Đang online: 1

Ngày hôm qua: 302